Những Điều Cần Biết Về Tinh Bột Kháng – “Siêu Thực Phẩm” Cho Hệ Tiêu Hóa
Tinh bột tồn tại trong các loại thực phẩm hay nhân tạo hiện được phân ra thành 3 nhóm dựa trên đặc điểm dinh dưỡng của chúng. Bao gồm: Tinh bột tiêu hoá chậm, tinh bột tiêu hoá nhanh và tinh bột kháng.
Tinh bột tiêu hoá nhanh và tinh bột tiêu hoá chậm khi đi vào hệ tiêu hoá nó đều bị bẻ gãy tạo thành các phân tử đường đơn hấp thu qua thành ruột non để vào máu, khiến lượng đường trong máu tăng lên.
Tinh bột kháng có cấu trúc phân tử phức tạp, không hề bị phân huỷ trong hệ tiêu hoá, nó đi qua một cách nguyên vẹn trong ruột non, tới ruột già và xảy ra quá trình lên men. Từ đó cung cấp các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
1. Tinh bột kháng là gì?
Tinh bột đề kháng hay tinh bột kháng (RS ) là một dạng tinh bột không thể tiêu hoá được trong ruột non và nó có đặc tính tương tự chất xơ. Do đó, nó được phân loại là một dạng chất xơ, đồng thời tinh bột đề kháng sẽ cung cấp khoảng 2kcal/gam. Tinh bột kháng đi qua ruột non một cách nguyên vẹn và sau đó được lên men trong ruột già, tạo ra các acid béo chuỗi ngắn (SCFA) đóng vai trò như một nguồn năng lượng cho các tế bào trong ruột kết.
Tinh bột đề kháng tự nhiên thường có trong một số thực phẩm như chuối, khoai tây, ngũ cốc, đậu và các loại hạt được sản xuất hoặc biến đổi thương mại, đưa vào một số sản phẩm thực phẩm.
2. Các loại tinh bột kháng
Tinh bột kháng 1: trong những loại thực phẩm như các loại hạt, đậu, hay ngũ cốc. Thành tế bào và nền protein tạo thành một rào cản vật lý khiến loại này không thể tiếp cận với các enzyme tiêu hoá.
Tinh bột kháng 2: trong các thực phẩm giàu tinh bột nhưng còn sống như: chuối xanh, khoai tây sống. Loại tinh bột kháng này có cấu trúc tinh thể đặc biệt nên không bị tiêu hoá ở ruột non.
Tinh bột kháng 3: Tinh bột biến đổi thành tinh bột kháng khi được nấu chín và để nguội như cơm, khoai tây.
Tinh bột kháng 4: Đây là loại tinh bột biến đỗi hoá học thường có trong một số loại bánh ngọt và bánh mì. Nó được hình thành do liên kết chéo, este hoá hoặc ete hoá.
Tinh bột kháng 5: là loại tinh bột liên kết với một loại chất béo, làm mới cấu trúc khiến nó khó tiêu hoá hơn.
3. Những thực phẩm chứa nhiều tinh bột kháng
Tinh bột kháng có nhiều ở khoai tây, cơm nấu chín để nguội, ngũ cốc nguyên hạt chưa qua chế biến, chuối xanh, …
Để bổ sung tinh bột kháng bạn có thể làm theo cách sau trong chế độ ăn uống hằng ngày:
- Thêm vào súp, salad một chút đậu lăng
- Ngâm yến mạch với sữa hoặc sữa chua và để tủ lạnh qua đêm để ăn sáng
- Nấu chín mì ống, đậu, gạo hay khoai tây sau đó để tủ lạnh đến khi ăn chỉ cần làm nóng và để nguội
- Hoặc bạn có thể dùng các loại bột sắn, tinh bột khoai tây,… thay cho bột mì.
4.Lợi ích của tinh bột kháng đối với cơ thể
- Tốt cho đường ruột. Các nghiên cứu khoa học cho thấy tinh bột kháng có tác dụng làm tăng acid béo chuỗi ngắn trong ruột. Giúp tăng sinh lợi khuẩn đường ruột. Tinh bột kháng có thể giảm PH ruột kết, giảm tình trạng viêm ruột và táo bón.
- Cải thiện hệ khuẩn ruột ở đại tràng. Chính là cải thiện môi trường lợi khuẩn trong đại tràng, bởi vì tinh bột này được bảo toàn trọn vẹn từ dạ dày tới ruột non và khi tới đại tràng nó trở thành thức ăn của các lợi khuẩn ở đại tràng. Sau khi lên men ở đại tràng nó giúp cải thiện môi trường trong đại tràng. Giúp giảm độ PH, giảm viêm và hỗ trợ cho tất cả các tình trạng bệnh lý trong đại tràng. Thậm chí, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bạn ăn tinh bột kháng thường xuyên nó sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng
- Tinh bột kháng làm tăng độ nhạy cảm của Insulin – phù hợp với bệnh nhân bị tiểu đường.
- Góp phần tăng miễn dịch cơ thể: Tinh bột kháng không trực tiếp làm tăng miễn dịch cơ thể nhưung nó giúp chúng ta có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Có đến 70% hệ miễn dịch tập trung ở đường ruột. Bởi vậy, khi có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh chắc chắn bạn có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Tinh bột kháng hỗ trợ giảm cân, giữ dáng : kích thích giải phóng các hormone đường ruột tạo cảm giác no => giảm được lượng calo tổng thể nạp vào cơ thể
5. Cách sử dụng tinh bột kháng hiệu quả tại nhà
- Nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột kháng như ngũ cốc, bột chuối xanh, bột khoai tây sống,…
- Sử dụng tinh bột kháng như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống. Ví dụ: Người Nhật thường hay tạo tinh bột kháng bằng cách nấu cơm để nguội. Sau đó để vào tủ lạnh, khi cần sẽ hâm nóng không cho nước. Khi đó tinh bột sẽ chuyển hoá thành tinh bột kháng. Đây là cách chúng ta có thể ăn cơm mà lượng đường trong máu không tăng cao.
- Sử dụng các sản phẩm tinh bột kháng có sẵn thay thế tinh bột trong bữa ăn hàng ngày.
*Lưu ý khi dùng tinh bột kháng:
– Tinh bột kháng tương tự như chất xơ trong cơ thể. Nhưng việc ăn quá nhiều tinh bột kháng có thể gây ra đầy bụng. Một số người có thể bị dị ứng tinh bột kháng.
– Bột chuối xanh và tinh bột khoai tây mất khả năng kháng tiêu hoá khi nấu chín. Nó mất tính “ kháng tiêu hoá” khi vào ruột non và dễ gây tình trạng khó tiêu.
6. Những lợi ích khi kết hợp tinh bột kháng cùng men vi sinh
– Khi kết hợp tinh bột kháng cùng men vi sinh sẽ giúp tăng khả năng sống sót của các chủng lợi khuẩn trong quá trình di chuyển đến ruột già.
– Ngoài ra, sự kết hợp này giúp vi khuẩn có lợi trong men vi sinh khi đến ruột sẽ có nguồn thức ăn phù hợp. Điều này giúp cho vi khuẩn có lợi này dễ dàng sinh trưởng và tăng lên về số lượng. Giúp chống lại vi khuẩn có hại trong ruột.
Trên đây là những hiểu biết cơ bản về tinh bột kháng. Bạn hãy cùng chia sẻ cho nhiều người biết hơn nữa nhé. Chúc bạn luôn có 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT VIỆT NAM
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển dòng sản phẩm giúp cải thiện tình trạng sức khỏe đường ruột, đẩy lùi các bệnh lý về táo bón, đại tràng, … Dr. Ruột tự tin đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, hiệu quả nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 39 Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tổng đài: 1900.1040 – 0911.22.4444
Fanpage: www.facebook.com/congtychamsocsuckhoeduongruotvietnam