Những Thực Phẩm Giàu Tinh Bột Kháng Có Lợi Cho Tiêu Hóa
“Tinh bột kháng tự nhiên thường có ở đâu?” là câu hỏi nhiều người đặt ra. Sử dụng tinh bột kháng giúp giảm cân và làm giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến thừa cân, béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao, hội chứng chuyển hoá.
Ngoài ra, tiêu thụ thực phẩm có chứa tinh bột kháng có thể ngăn ngừa ung thư ruột kết, cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm ruột, giúp cân bằng hệ vị khuẩn đường ruột. Dựa theo phân loại chúng ta có thể tìm được những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột kháng tự nhiên tốt cho hệ tiêu hoá:
1. Tinh bột kháng có trong các loại hạt
Thành tế bào và nền protein tạo thành một rào cản vật lý khiến loại này không thể tiếp cận với các enzyme tiêu hoá. Loại này thường có trong ngũ cốc, đậu đỗ và một số thực phẩm giàu tinh bột. Nó nằm trong các hạt thô nguyên hạt hoặc bị nghiền một phần, kém ổn định về nhiệt trong hầu hết các hoạt động nấu ăn thông thường.
Các loại đậu: Đậu gà, đậu xanh, đậu lăng,… chứa hàm lượng tinh bột kháng cao khi nấu chín. 100g đậu nấu chín có chứa 1-5g tinh bột kháng. Bạn có thể làm bữa ăn nhẹ hoặc món ăn phụ bằng cách rắc đậu nấu chín lên các món salad, đậu hầm hoặc súp.
Với đậu Hà Lan, 100g đậu nấu chín cung cấp 7-12g tinh bột kháng.
2. Tinh bột kháng có ở chuối xanh, khoai tây, ngô
Tinh bột ở dạng tự nhiên không bị hồ hoá, có khả năng chống lại sự tiêu hoá enzyme. Thường có trong tinh bột khoai tây, chuối xanh, ngô. Loại tinh bột kháng này có cấu trúc tinh thể đặc biệt nên không bị tiêu hoá ở ruột non.
Chuối xanh: Trong chuối xanh chứa rất nhiều tinh bột kháng, hàm lượng này sẽ giảm dần khi chuối chin. Chuối xanh chát và khó ăn bạn có thể xay sinh tố chuối với chút mật ong để món ăn hấp dẫn hơn hoặc có thể làm món chuối xanh om đậu, chuối nấu,…
Khoai tây:Khoai tây khi nấu chín để nguội cũng là nguồn cung cấp tinh bột kháng lý tưởng. Ngoài ra, khoai tây còn cung cấp nhiều dưỡng chất, trong đó có vitamin C và kali. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, không hâm nóng lại khoai tây mà nên để nguội và sử dụng.
3. Tinh bột kháng cơm
Là phần tinh bột kháng enzyme nhất, được hình thành trong quá trình làm lạnh tinh bột đã hồ hoá. Thường có trong cơm nấu chín và để nguội.
Ăn cơm gạo trắng và cơm nguội thì hấp thụ nhiều tinh bột kháng hơn gạo lứt và ăn nóng.
4. Tinh bột kháng có trong lúa mỳ
Đây là loại tinh bột biến đỗi hoá học thường có trong một số loại bánh ngọt, bánh mì và vỏ bánh pizza. Nó được hình thành do liên kết chéo, este hoá hoặc ete hoá.
Các loại bánh mì trắng hay vỏ bánh pizza chứa nhiều tinh bột kháng. Tuy nhiên những người bị hội chứng ruột kích thích nên hạn chế ăn bánh mì để tránh làm tình trạng nặng nề hơn.
5. Tinh bột kháng ngũ cốc
Được hình thành trong quá trình chế biến nhiệt các loại thực phẩm hoặc có thể tạo ra một cách nhân tạo bằng cách thêm chất béo khi biến đổi tinh bột.
Ngoài ra, trong yến mạch cũng có chứa hàm lượng tinh bột kháng. Cứ 100g yến mạch nấu cung cấp khoảng 3,6g tinh bột kháng. Nếu để qua đêm lượng tinh bột kháng này sẽ tăng lên.
Theo Học viện Dinh dưỡng và ăn kiêng Mỹ, để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, mỗi ngày nên tiêu thụ tối từ 6-30g tinh bột kháng. Khi bạn tăng lượng tiêu thụ nên ăn từ từ để giảm nguy cơ bị đầy hơi và chướng bụng không mong muốn.
CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT VIỆT NAM
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển dòng sản phẩm giúp cải thiện tình trạng sức khỏe đường ruột, đẩy lùi các bệnh lý về táo bón, đại tràng, … Dr. Ruột tự tin đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, hiệu quả nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 39 Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tổng đài: 1900.1040 – 0911.22.4444
Fanpage: www.facebook.com/congtychamsocsuckhoeduongruotvietnam