Loạn khuẩn đường ruột là một trong bốn hệ quả nguy hiểm do lạm dụng thuốc kháng sinh ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tổng lượng vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột lên tới 100 ngàn tỷ vi khuẩn. Ở trạng thái cơ thể khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột có khoảng hơn 500 loài khác nhau tồn tại bao gồm cả các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn – chiếm 85%) và các vi khuẩn gây bệnh (chiếm 15%) nhưng không có biểu hiện nhiễm trùng nào là nhờ cơ chế điều hòa miễn dịch tại ruột. Các tế bào miễn dịch ở ruột chiếm tổng số 80% các tế bào miễn dịch trong cơ thể người và hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạt hóa các tế bào miễn dịch đó.
Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng vi khuẩn có hại gia tăng lấn át vi khuẩn có lợi. Bệnh có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ do chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ không hợp lý hoặc do lạm dụng kháng sinh dài ngày để điều trị nhiễm khuẩn. Ở người lớn, chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh và lạm dụng rượu bia là các nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột.
Thuốc kháng sinh là một chất mà ngay cả khi ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn. Khi sử dụng thuốc kháng sinh liều cao và kéo dài, kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn lành tính có sẵn trong đường ruột, phá vỡ sự cân bằng tự nhiên gây ra tình trạng loạn khuẩn. Loạn khuẩn sẽ thúc đẩy vi khuẩn có hại có sẵn trong đường ruột phát triển mạnh hơn hoặc những vi khuẩn có hại xâm nhập từ bên ngoài gây ra triệu chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh.
Kháng sinh có rất nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm đều có những loại biệt dược có khả năng gây mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng muốn sử dụng một loại kháng sinh nào đó phải biết được kháng sinh đó thuộc nhóm nào, đặc biệt là khi muốn sử dụng kết hợp các loại kháng sinh.
Một số loại kháng sinh dễ gây loạn khuẩn đường ruột nhất đó là ampicillin, các cephelosporin, erythromycin và clindamycin. Tình trạng tiêu chảy nặng hay nhẹ, ngắn hay dài còn tùy thuộc vào loại kháng sinh, thời gian dùng và khả năng nhạy cảm của cơ thể với loại kháng sinh đó. Đối với trẻ em, đáng ngại hơn cả là nếu chứng loạn khuẩn không được điều trị sớm, có thể dẫn đến hiện tượng mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt…
Khi bị loạn khuẩn đường ruột, bé có triệu chứng đi ngoài phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy hoặc ít máu, đôi khi có cảm giác trướng bụng, sốt nhẹ. Nếu dùng thuốc chống tiêu chảy, thì các triệu chứng trên thuyên giảm, nhưng nếu ngừng thuốc thì lại tái phát trở lại. Các bậc cha mẹ cần bù nước là việc quan trọng nhất khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột. Bởi với trẻ nhỏ, thể trọng cơ thể nhỏ, tiêu chảy sẽ gây ra tình trạng mất nước và điện giải sẽ nhanh chóng làm giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạn nước điện giải. Cần cho bé uống đủ nước ngay khi trẻ bị tiêu chảy để bù lại lượng nước đã mất.
Hết đợt điều trị kháng sinh, tình trạng loạn khuẩn sẽ được cải thiện sau vài ngày khi các vi khuẩn đường ruột cân bằng trở lại. Tình trạng tiêu chảy của trẻ sẽ hết. Ngoại trừ các trường hợp nặng, thành tiêu chảy mạn tính, khi đó bệnh nhi sẽ phải điều trị dài ngày mới khỏi hẳn.
Sau mỗi đợt kháng sinh nên cho trẻ ăn sữa chua và dùng bổ sung men vi sinh cùng tinh bột kháng tự nhiên vừa để cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột vừa nuôi dưỡng để hệ vi khuẩn sống sót và phát triển để cân bằng tình trạng loạn khuẩn.
>> Bạn nên xem thêm: Tinh bột kháng khác gì men vi sinh và men tiêu hóa?
Vì sao chỉ bổ sung lợi khuẩn để cải thiện loạn khuẩn thôi là chưa đủ?
Giai đoạn đầu đời đặc biệt quan trọng vì khoảng thời gian này, dạ dày của trẻ còn rất yếu, hàm lượng acid chlohydric mà dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn có nồng độ thấp hơn so với người lớn. Nhờ đó mọi vi khuẩn đều an toàn khi đi qua môi trường acid của dạ dày để đến được đại tràng mà không bị tổn thất. Vì vậy, những năm đầu đời của trẻ là thời cơ vàng quyết định hệ vi khuẩn đường ruột của bé có đa dạng, phong phú về số loài hay không.
Ai cũng biết, không nơi nào trong tự nhiên có mật độ vi khuẩn dày đặc như ở đại tràng. Đại tràng dài khoảng 1.5m nhưng chứa tới 100.000 tỷ vi khuẩn, chúng thuộc về từ 500 đến 1.000 loài khác nhau. Sức khỏe đường ruột của người có 1.000 loài vi khuẩn sẽ tốt hơn nhiều so với đường ruột của người chỉ có 400 loài.
Vi khuẩn dày đặc như vậy vì nguồn thức ăn tốt nhất chúng gặp được ở đại tràng mà không một nơi nào có được. Vi khuẩn sinh sản theo cấp số nhân, chỉ khoảng 1 giờ lại có một thế hệ mới ra đời. Vì vậy, chỉ cần cấp đủ thức ăn để hàng chục ngàn tỷ vi khuẩn đang sẵn có trong đại tràng để chúng sinh sản tự nhiên thì tình trạng thiếu lợi khuẩn được chấm dứt. Tỷ lệ cân bằng lợi khuẩn/ hại khuẩn 85%/ 15% được thiết lập trở lại. Mọi căn bệnh của đường ruột được chấm dứt hoàn toàn.
Cao lương mỹ vị là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho con người nhưng có thể không phải là thức ăn tốt nhất cho vi khuẩn đường ruột. Trong đó, thức ăn duy nhất cho lợi khuẩn đường ruột chính là tinh bột kháng.
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, hai nhà khoa học người Anh: Hans Englyst và John Cummings đã phát hiện ra tinh bột kháng là thức ăn nuôi sống lợi khuẩn đường ruột. Men vi sinh bổ sung lượng lợi khuẩn cần thiết cho cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột trong ngắn hạn nhưng để cải thiện sức khỏe đường ruột cho bé triệt để, cần bổ sung tinh bột kháng tự nhiên như giải pháp dài hạn để nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi đó. Từ đó, cải thiện được tình trạng loạn khuẩn và những triệu chứng bệnh lý đường ruột từ nguyên nhân này.
Bởi hàm lượng tinh bột kháng tự nhiên trong thực phẩm bổ sung vào cơ thể có hàm lượng rất thấp, thường không đạt được yêu cầu về hàm lượng (7 gram tinh bột kháng cho người lớn). Phương pháp sản xuất tinh bột kháng công nghiệp còn có rất nhiều hạn chế. Những trẻ đang có các triệu chứng bệnh lý đường ruột do loạn khuẩn cần bổ sung khoảng 80gram Tinh Bột Kháng Tự Nhiên Dr. Ruột tương đương khoảng 7 gram tinh bột kháng trong lộ trình bổ sung 15 ngày để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Tham khảo thêm về tinh bột kháng tự nhiên, vui lòng liên hệ:
Hotline tư vấn: 0911.22.4444
Fanpage: Tinh Bột Kháng Tự Nhiên Dr. Ruột
Website: Suckhoeduongruot.com / Tinhbotkhang.vn