Kể từ tháng 12 năm 2019, một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, được gọi là hội chứng hô hấp cấp tính nặng coronavirus 2 (SARS-CoV-2), do coronavirus mới gây ra đã nhanh chóng lây lan trên toàn thế.
Các hội chứng tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa và chán ăn thường thấy ở những bệnh nhân nhiễm coronavirus 2019 (COVID-19). Tuy nhiên, cơ chế sinh lý bệnh liên quan đến tiêu hóa khi nhiễm coronavirus 2 (SARS-CoV-2) vẫn còn chưa rõ ràng
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự xâm nhập của SARS-CoV-2 vào tế bào qua các thụ thể ACE2 dẫn đến suy giảm chức năng hàng rào biểu mô ruột.
Rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột ở bệnh nhân COVID-19
Khi bị nhiễm SARS-CoV-2, mặc dù còn thiếu dữ liệu lâm sàng, nhưng dựa trên kết quả nghiên cứu sơ bộ, coronavirus có thể xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột và làm thay đổi sinh lý bệnh nhân. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân COVID-19 cho thấy các triệu chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến như tiêu chảy, nôn, buồn nôn và khó chịu ở dạ dày. Các thụ thể ACEII được biểu hiện nhiều trong biểu mô ruột tạo thuận lợi cho SARS-CoV-2 để xâm nhập và nhân lên. Các nghiên cứu ở bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện đã cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột bị thay đổi ở những bệnh nhân này.
Đã có rất nhiều giải pháp được sử dụng để làm giảm thời gian mắc bệnh, giảm hiện tượng viêm hệ thống như sử dụng các loại thuốc kháng virus, thuốc chống viêm, các loại vitamin, probiotic đã được ứng dụng trong lâm sàng. Việc sử dụng probiotic giúp làm giảm các phân tử tín hiệu tiền gây viêm nhằm ngăn chặn các cơn bão cytokine gây ra do viêm hệ thống. Tháng 5 năm 2020, một thử nghiệm trên khoảng 1.300 người bị mắc COVID-19, họ được sử dụng tinh bột kháng từ khoai tây. Thử nghiệm này thu thập những dữ liệu về thay đổi về tỷ lệ nhập viện, thời gian hồi phục và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trong quá trình sử dụng tinh bột kháng.